Giáo dục STEM là gì ?
“Giáo dục STEM là một cách tiếp cận liên ngành trong quá trình học, trong đó các khái niệm học thuật mang tính nguyên tắc được lồng ghép với các bài học trong thế giới thực, ở đó các học sinh áp dụng các kiến thức trong khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán vào trong các bối cảnh cụ thể, giúp kết nối giữa trường học, cộng đồng, nơi làm việc và các tổ chức toàn cầu, để từ đó phát triển các năng lực trong lĩnh vực STEM và cùng với đó có thể cạnh tranh trong nền kinh kế mới”.
Hiệp hội Giáo viên Khoa học Hoa Kỳ (National Science Teachers Association – NSTA)
Chương trình Giáo dục STEM tại Tiểu học Đoàn Thị Điểm – Hà Nội
Trường Đoàn Thị Điểm tự hào là một trong những đơn vị tiên phong đưa giáo dục STEM vào các lớp học, với đội ngũ chuyên gia STEM được đào tạo bài bản, giáo trình bản quyền từ Hoa Kỳ và trang thiết bị được đầu tư đầy đủ để phục vụ việc học tập và nghiên cứu của học sinh.
Chương trình Giáo dục STEM “Engineering is Elementary” (EiE) đang được áp dụng được thiết kế bởi Bảo tàng Khoa học Boston, bang Massachusetts, Hoa Kỳ từ năm 2003. Đây là một chương trình đạt rất nhiều giải thưởng lớn toàn cầu, tiếp cận đến hơn 1,3 triệu học sinh mỗi năm, trên toàn bộ 50 bang của nước Mỹ và 30 quốc gia trên thế giới.
Tại Tiểu học Đoàn Thị Điểm – Hà Nội, chương trình Giáo dục STEM được đưa vào giảng dạy chính thức với thời lượng 2 tiết/tuần, với ngôn ngữ tiếng Việt dành cho học sinh lớp 1, 2, 3 và ngôn ngữ tiếng Anh bởi giáo viên bản ngữ dành cho học sinh lớp 4, 5.
Các bài học trong chương trình được xây dựng theo những chủ đề dựa trên các vấn đề thực tiễn cho phép học sinh được học tập và áp dụng các kiến thức tích hợp của 4 lĩnh vực: Công nghệ – Kỹ thuật – Khoa học – Toán học.
Với cách tiếp cận ‘Hands-on, minds-on’ (thực hành, động não), cũng như các phương pháp Inquiry-based Learning & Project-based Learning (Học tập qua Truy vấn và Học tập qua Dự án), các hoạt động học STEM sẽ kích thích sự tò mò, trí tưởng tượng cũng như khả năng sáng tạo của học sinh. Qua việc tích hợp Quy trình Thiết kế Kỹ thuật vào các hoạt động học tập và trải nghiệm, từ bước xây dựng kế hoạch, thiết kế, và báo cáo kết quả, và rút kinh nghiệm, các em học sinh sẽ hiểu được cách để phân tích và tìm ra giải pháp cho một vấn đề, và giải quyết chúng bằng cách áp dụng kiến thức Khoa học, Công nghệ, Kỹ thuật và Toán học giống như các nhà khoa học, kỹ sư vẫn làm. Bên cạnh đó, sự liên hệ chặt chẽ giữa kiến thức với thực tế sẽ giúp học sinh học tập một cách hào hứng, chủ động tìm kiến thức tích cực và tự nhiên.
Năm học 2020 – 2021, Tiểu học Đoàn Thị Điểm – Hà Nội đã tổ chức một chương trình giao lưu giáo dục STEM trực tuyến với trường Tiểu học Carnegie Elementary, bang Pennsylvania, Hoa Kỳ. Các học sinh Việt Nam và Mỹ được giao tiếp và hợp tác với nhau cùng thực hiện các dự án STEM qua nền tảng Microsoft Teams và Flipgrid.