CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC TÍCH HỢP CẤP TIỂU HỌC GIỮA CHƯƠNG TRÌNH GDPT 2018 CỦA VN VÀ CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC QUỐC TẾ OXFORD CỦA OXFORD UNIVERSITY PRESS, ANH

CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC TÍCH HỢP CẤP TIỂU HỌC GIỮA CHƯƠNG TRÌNH GDPT 2018 CỦA VNVÀ CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC QUỐC TẾ OXFORD CỦA OXFORD UNIVERSITY PRESS, ANH

I. TỔNG QUAN CHƯƠNG TRÌNH QUỐC TẾ OXFORD

Trường tiểu học Đoàn Thị Điểm Hà Nội là một trong những trường đầu tiên của Việt Nam đồng thời là 1 trong 20 trường đầu tiên trên thế giới triển khai Chương trình giáo dục tích hợp cấp tiểu học giữa Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 của Việt Nam và Chương trình Giáo dục Quốc tế Oxford dưới sự giám sát và kiểm định của Nhà xuất bản Oxford (OUP) – Đại học Oxford với mục tiêu trở thành trường Quốc tế Oxford.

Triết lý của chương trình

Niềm vui học tập (The Joy of Learning) là cách tiếp cận được phát triển trong xu hướng giáo dục tích cực, dựa trên các nghiên cứu tâm lý học tích cực. Nguyên lý cơ bản là: Học sinh khoẻ mạnh hơn sẽ học tập tốt hơn.

Chương trình giáo dục tích hợp cấp tiểu học giữa Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 của Việt Nam và Chương trình Giáo dục Quốc tế Oxford được xây dựng dựa trên nghiên cứu toàn diện, hoàn chỉnh và mạch lạc nhằm tập trung vào:

Sức khoẻ: Bồi dưỡng sức khoẻ thể chất và tinh thần, mindfulness (sự chú tâm) và khả năng tự kiểm soát của trẻ em.

Hạnh phúc: Tạo niềm vui trong học tập/giảng dạy để việc triển khai chương trình đạt hiệu quả tối ưu.

Nhân văn: Phát triển các kỹ năng toàn cầu cho cuộc sống bằng cách học tập thông qua việc giải quyết vấn đề, giúp con người nhân văn hơn trước sự thay đổi (suy nghĩ sâu, giải quyết vấn đề, sáng tạo, hợp tác và các kỹ năng hướng nghiệp).

LỘ TRÌNH HỌC TẬP XUYÊN SUỐT

Chương trình Quốc tế Oxford đảm bảo lộ trình học tập liên tục nhất quán từ mầm non đến hết phổ thông. Học sinh tham gia chương trình được trang bị nền tảng học thuật, kiến thức và kỹ năng vững chắc để thành công trong các kỳ thi GCSE quốc tế, AS

và A-levels

II. MỤC TIÊU CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC TÍCH HỢP

Chương trình giáo dục tích hợp cấp tiểu học giữa Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 của Việt Nam và Chương trình Giáo dục Quốc tế Oxford đảm bảo đáp ứng toàn bộ các mục tiêu của chương trình GDPT được nêu tại Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT. Bên cạnh đó, Chương trình GD tích hợp giúp học sinh có cơ hội tiếp cận và trải nghiệm một chương trình học tập quốc tế được phát triển bởi các chuyên gia giáo dục hàng đầu của ĐH Oxford nhằm bồi dưỡng và phát triển những kiến thức, phẩm chất và năng lực của những công dân Thế kỷ 21, tự tin hòa nhập môi trường học tập quốc tế ở các cấp bậc học cao hơn.

III. NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC TÍCH HỢP

Chương trình giáo dục tích hợp thực hiện đồng thời mục tiêu CTGDPT 2018 và Chương trình Giáo dục Quốc tế Oxford ở cấp Tiểu học đó là giáo dục hình thành, phát triển phẩm chất và năng lực cho HS thông qua các nội dung giáo dục ngôn ngữ, giáo dục toán học, giáo dục KHXH, giáo dục KHTN, giáo dục công nghệ, giáo dục tin học, giáo dục công dân, giáo dục nghệ thuật, giáo dục thể chất. Chương trình bao gồm:

12 môn học và hoạt động giáo dục theo định hướng nội dung của CT GDPT 2018

03 môn học tích hợp: Tiếng Anh tích hợp, Toán tích hợp và Khoa học tích hợp.

02 môn học bổ sung của Chương trình Giáo dục Quốc tế Oxford: Sức khỏe & Quản lý cảm xúc xã hội (Well-being) và Dự án kỹ năng toàn cầu (Global Skills Project)

1. Chương trình môn Tiếng Anh tích hợp

4. Chương trình môn Sức khỏe & Quản lý cảm xúc xã hội – Well-being

Chương trình được xây dựng theo các mục tiêu phát triển bền vững của Liên hợp quốc – UN SDG 3 (Good health and Wellbeing) nhằm hỗ trợ việc thực hành các thói quen lành mạnh về thể chất và tinh thần để nâng cao chất lượng cuộc sống của cả giáo viên và học sinh.

Chương trình được xây dựng theo các mục tiêu phát triển bền vững của Liên hợp quốc – UN SDG 3 (Good health and Wellbeing) nhằm hỗ trợ việc thực hành các thói quen lành mạnh về thể chất và tinh thần để nâng cao chất lượng cuộc sống của cả giáo viên và học sinh.

2. Chương trình môn Toán tích hợp

Chương trình môn Toán tích hợp hình thành cho học sinh thái độ tích cực với toán học, khuyến khích sự tự tin và đam mê với môn

Toán; giúp HS nắm được một cách có hệ thống các khái niệm, nguyên lí, quy tắc toán học cần thiết nhất cho tất cả mọi người, làm nền tảng cho việc học tập ở các trình độ học tập tiếp theo hoặc có thể sử dụng trong cuộc sống hằng ngày. Ngoài ra chương trình hướng tới phát triển năng lực phân tích và giải quyết vấn đề, trình bày giải pháp và diễn giải kết quả rõ ràng và khoa học; phát triển năng lực ngôn ngữ tiếng Anh với các thuật ngữ, khái niệm và trình bày của bộ môn Toán.

3. Chương trình môn Khoa học tích hợp

Chương trình môn Khoa học tích hợp được xây dựng trên nền tảng các môn Tự nhiên & Xã hội (phần Tự nhiên) ở các lớp 1,2,3 và môn Khoa học ở các lớp 4,5, đóng vai trò quan trọng trong việc giúp học sinh học tập môn Khoa học tự nhiên ở cấp THCS và một số môn học khác ở cấp THPT. Đồng thời, với việc tích hợp với Chương trình Quốc tế Oxford môn khoa học, học sinh được trang bị kiến thức để học liên thông lên các cấp học cao hơn của chương trình quốc tế Oxford, hướng tới đạt iGCSE hết THCS và A level ở cấp THPT.

Về mục tiêu, Chương trình môn Khoa học tích hợp tiếp cận một cách đơn giản một số sự vật, hiện tượng phổ biến trong cuộc sống hằng ngày, giúp HS có các nhận thức bước đầu về thế giới tự nhiên. Môn học hình thành cho HS thái độ tích cực với khoa học, khuyến khích sự tự tin và đam mê tìm tòi, khám phá khoa học; Phát triển năng lực phân tích và giải quyết vấn đề, trình bày giải pháp và diễn giải kết quả rõ ràng và khoa học; Phát triển năng lực tư duy lo-gic, khả năng ứng dụng những kiến thức được học vào lý giải và giải quyết các vấn đề thực tiễn; Phát triển năng lực ngôn ngữ tiếng Anh với các thuật ngữ, khái niệm và trình bày của bộ môn Khoa học.

4. Chương trình môn Sức khỏe & Quản lý cảm xúc xã hội – Well-being

Chương trình được xây dựng theo các mục tiêu phát triển bền vững của Liên hợp quốc – UN SDG 3 (Good health and Wellbeing) nhằm hỗ trợ việc thực hành các thói quen lành mạnh về thể chất và tinh thần để nâng cao chất lượng cuộc sống của cả giáo viên và học sinh.

5. Chương trình môn Dự án kỹ năng toàn cầu – Global Skills Project

Chương trình môn học được thiết kế nhằm kết hợp giữa việc học tập thông qua dự án với kiến thức liên môn để phát triển tư duy sáng tạo và giải quyết vấn đề .

Mỗi Dự án của môn học liên quan đến 1 mục tiêu cụ thể trong 17 mục tiêu phát triển bền vững của Liên hợp quốc – UN SDG, theo đó khuyến khích học sinh từ lớp 4 có thể nghĩ về một vài mục tiêub UN SDG để thực hành nghiên cứu, đề xuất giải pháp.