Giáo dục công dân toàn cầu đón đầu xu thế giáo dục kỹ năng thế kỷ 21 tại trường tiểu học Đoàn Thị Điểm Hà Nội

“Công dân toàn cầu” một cụm từ được xã hội nhắc đến rất nhiều trong thời gian gần đây. Theo Hannah Arendt Công dân toàn cầu là “Một đạo đức của sự quan tâm cho thế giới”.

“Công dân toàn cầu” một cụm từ được xã hội nhắc đến rất nhiều trong thời gian gần đây. Theo Hannah Arendt Công dân toàn cầu là “Một đạo đức của sự quan tâm cho thế giới”. Việc giáo dục Công nhân toàn cầu hiện nay là một xu thế xã hội và cũng là trách nhiệm của các nhà trường. Thế kỷ 21 cần những công dân linh hoạt, sáng tạo và chủ động, có khả năng giải quyết vấn đề, đưa ra quyết định, suy nghĩ nghiêm túc, truyền đạt ý tưởng hiệu quả và làm việc nhóm tốt, có thể thích ứng tại nhiều nơi làm việc. Những kỹ năng và phẩm chất này không bỗng dưng có được mà cần một quá trình rèn luyện sớm và lâu dài.
“Giáo dục không chỉ là một truyền thống văn hoá mà còn là nhà cung cấp các quan điểm thay thế của thế giới và một sự tăng cường các kỹ năng để khám phá chúng”, Jerome S Bruner.
🔑Thế giới đang “toàn cầu hóa”, thay đổi nhanh chóng mang lại cho những người trẻ những cơ hội “bước ra thế giới”. Nhưng đi kèm theo đó cũng là những thách thức. Một nền giáo dục trang bị đủ kiến ​​thức, kỹ năng và giá trị sẽ giúp các em nắm lấy cơ hội, đối diện với thách thức gặp phải, chủ động tạo ra thế giới mà các em muốn sống. Để làm được điều đó, các em cần một môi trường giáo dục hỗ trợ để phát triển trở thành công dân toàn cầu. Với tiêu chí “Mọi thứ được thực hiện trong trường sẽ gửi đi các thông điệp”, tại trường Tiểu học Đoàn Thị Điểm Hà Nội, chương trình giáo dục Công dân toàn cầu đã được xây dựng sớm và đưa vào chương trình giáo dục như một nội dung chính khóa mà tất cả học sinh đều được tiếp cận và học tập.


✅5 nội dung giảng dạy Công dân toàn cầu trong nhà trường
📌Năng lực sử dụng Tiếng Anh
Để trở thành một Công dân toàn cầu đúng nghĩa, mỗi cá nhân học sinh cần được phát triển năng lực sử dụng Tiếng Anh toàn diện: khả năng giao tiếp lưu loát, khả năng sử dụng Tiếng Anh để học tập, du lịch khám phá và giải quyết các vấn đề phát sinh trong môi trường quốc tế.
Tại trường Tiểu học Đoàn Thị Điểm Hà Nội, việc học tiếng Anh luôn được chú trọng. Với đội ngũ giáo viên trong nước và bản ngữ giàu kinh nghiệm, chuyên môn cao và tâm huyết, trường Tiểu học Đoàn Thị Điểm HN tạo cho học sinh một môi trường sử dụng tiếng Anh liên tục và xuyên suốt trong thời gian học, đảm bảo học sinh có thể sử dụng tiếng Anh trong học tập và ứng dụng trong cuộc sống. Thời lượng dạy học Tiếng Anh trong nhà trường chiếm từ 28-35% tổng thời lượng các môn học (trong nó thời lượng học tập với GV nước ngoài từ 28%-90% thời lượng học Tiếng Anh tùy thuộc loại hình lớp học), hệ thống giáo viên có trình độ nghiệp vụ cao, có kinh nghiệm dạy học, giáo viên nước ngoài là người bản ngữ chiếm 1/5 số lượng giáo viên ngoại ngữ trong nhà trường và chương trình sử dụng trong nhà trường chương trình tiêu chuẩn Quốc tế của các nhà xuất bản Cambridge, Pearson, Oxford… dùng cho học sinh quốc tế.
Trong suốt quá trình dạy học, nhiều hoạt động thực tế được tổ chức để tạo cơ hội cho học sinh sử dụng Tiếng Anh như Tổ chức ngày nói Tiếng Anh, cuộc thi thuyết trình, hùng biện, tranh biện theo chủ đề, các chương trình hội trại, học tập ngắn hạn tại nước ngoài hoặc giao lưu trao đổi văn hóa với các trường học tại các nước Úc, Mỹ, Anh… giúp học sinh nhà trường tự tin khi sử dụng tiếng Anh và giao tiếp với bạn bè quốc tế. Tiếng Anh còn được sử dụng trong trường như một kỹ năng để tìm kiếm thông tin, tài liệu học tập nhằm phong phú vốn kiến thức của học sinh và giúp các em hiểu thêm về nền văn hóa thế giới

📌Trách nhiệm đối với xã hội và môi trường
Thái độ ứng xử tích cực với mọi người và ý thức bảo vệ môi trường xung quanh là những điều mà một công dân toàn cầu phải không ngừng hoàn thiện. Trách nhiệm với xã hội và môi trường ngược lại sẽ mang lại cho mỗi học sinh những giá trị sống quý báu. Ngoài khả năng ngoại ngữ, kiến thức về thế giới, một học sinh Trường Tiểu học Đoàn Thị Điểm HN không thể thiếu đi trách nhiệm với xã hội và môi trường. Trong chương trình học, học sinh được tham gia các hoạt động vì sự phát triển bền vững; các hoạt động bảo vệ môi trường như: tái chế, thu gom rác thải, hạn chế sử dụng bao nilon, sử dụng các vật dụng tự nhiên, thân thiện với môi trường để thay thế bao nilon, thu gom pin đã qua sử dụng, tiết kiệm năng lượng…; các hoạt động xã hội từ thiện: Hội chợ từ thiện, thăm và chăm sóc các hoàn cảnh khó khăn,…; các hoạt động về bình đẳng giới…
Chương trình được tiến hành tại nhà trường dưới nhiều hình thức khác nhau: Dạy chính khóa, lồng ghép trong giờ Đạo đức, TNXH, KNS; tổ chức các chiến dịch hành động vì môi trường; tổ chức các hoạt động trải nghiệm, thực tế; tổ chức các cuộc thi, diễn đàn; tổ chức trại kỹ năng; tổ chức các ngày hội nhân ái, từ thiện, hoạt động xã hội; trải nghiệm thực tế tại các địa phương (làng nghề…)
📌 Kỹ năng học tập và làm việc quốc tế
Môi trường học tập và làm việc quốc tế cần nhiều kiến thức và kỹ năng hơn là chỉ bằng cấp và chứng nhận. Một công dân toàn cầu luôn được trang bị những kỹ năng cần thiết để làm việc hiệu quả: kỹ năng lãnh đạo, kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng tư duy, kỹ năng tham gia hoạt động xã hội, kỹ năng sử dụng công cụ xã hội, kỹ năng cá nhân cần thiết cơ bản để hội nhập với quốc tế… Học sinh được tìm hiểu các phương tiện, môi trường khác biệt của các nước để hiểu và sẵn sàng thích nghi; được trang bị các kỹ năng nền cho học sinh: Kỹ năng làm việc nhóm; kỹ năng tự học, tự nghiên cứu, tự tìm tòi kiến thức trên các kênh thông tin bao gồm sách và internet; sự chủ động trong công việc, kỹ năng sử dụng trong các thiết bị công nghệ…; tăng cường phát triển các kỹ năng thích nghi với xã hội: kỹ năng giao tiếp, kết bạn, chọn lọc thông tin và sống tự lập (sơ cứu, tự phục vụ, làm việc nhà, tự chăm sóc bản thân); phát triển năng khiếu và một số kỹ năng nghệ thuật cơ bản mà bạn bè quốc tế thường được trang bị từ nhỏ: khiêu vũ, đàn, hợp xướng, …
Thông qua chương trình giáo dục Kỹ năng sống – Giá trị sống, học sinh được trang bị tư duy nhận thức về các giá trị đạo đức và rèn luyện những kỹ năng quan trọng để các em học tập hiệu quả và vượt qua các thử thách trong cuộc sống và hội nhập quốc tế.
📌 Kiến thức về các nền văn hóa quốc tế
Việc vươn ra thế giới đòi hỏi mỗi học sinh phải có vốn kiến thức to lớn về sự khác biệt giữa các nền văn hóa của các người bạn quốc tế. Tại Trường Tiểu học Đoàn Thị Điểm Hà Nội, việc tiếp cận, tìm hiểu các nền văn hóa thế giới luôn được chú trọng. Nhà trường có mạng lưới đối tác và các trường kết nghĩa rộng khắp các châu lục với nền văn hóa đa dạng: Pháp, Úc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Anh, Singapore, Nepal, Trung Quốc … tạo điều kiện cho giáo viên và học sinh có cơ hội tìm hiểu văn hóa các nước trong các hoạt động giao lưu, các bài giảng chuyên đề hoặc các sự kiện trong tâm.
Chương trình giảng dạy về nền văn hóa các nước bao gồm: tìm hiểu văn hoá, đặc điểm xã hội của các nước, tìm hiểu các phương tiện, môi trường khác biệt của các nước để hiểu và sẵn sàng thích nghi, tổ chức các ngày hội văn hóa chuyên đề (Ngày hội văn hóa thế giới, ngày hội Nhật bản, ngày hội Úc…). Chương trình này còn được sự phối hợp của cha mẹ học sinh trong các hoạt động hè, ngày nghỉ như: đi du lịch, homestay, trải nghiệm giao tiếp với người nước ngoài ở các khu di tích, …

📌 Giữ vững các giá trị tinh hoa văn hóa riêng của Người Việt
Hòa nhập trong môi trường quốc tế dễ dẫn đến việc mất dần bản sắc dân tộc, một công dân toàn cầu luôn nhận thức được vẻ đẹp riêng của bản thân cũng như của quốc gia. Với tiêu chí: Vươn ra thế giới với tâm hồn Việt, chương trình học tập của nhà trường được xây dựng để học sinh biết gìn giữ những tinh hoa của dân tộc, xây dựng một hình ảnh đẹp về “Người Việt”: tìm hiểu truyền thống Việt. Phân tích những đặc điểm cần thay đổi của người Việt để bước chân ra thế giới. Mọi học sinh Đoàn Thị Điểm Hà Nội đều được giáo dục về lòng tự hào dân tộc, tự hào về truyền thống, di sản văn hóa, xã hội của người Việt.
Chương trình được lồng ghép thông qua các bài học Lịch Sử Địa Lý, TNXH, tham quan các bảo tàng, làng nghề, học các giá trị văn hóa phi vật thể của người Việt: Nghệ thuật, bản sắc văn hóa, phong tục tập quán… Điều đó đã khơi gợi lòng tự hào dân tộc trong học sinh. Mỗi học sinh đều nhận ra nghĩa vụ phải xây dựng hình ảnh Người Việt Nam tốt đẹp trong mắt bạn bè 5 châu.